Liệu âm nhạc có khả năng cải
thiện IQ của một con người hay không?
Hiện nay, nhiều người đang rất
quan tâm đến việc liệu các khóa học về âm nhạc có thể giúp tăng cường nhận thức
ở con người hay không? Những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này xuất hiện từ thế
kỷ 20. Các nghiên cứu đã phần nào tìm ra mối quan hệ giữa âm nhạc và chỉ số IQ,
cụ thể việc học nhạc có thể giúp cải thiện chỉ số thông minh ở con người

Gần
đây, các nghiên cứu đã chuyển trọng tâm từ việc đào tạo âm nhạc để cải thiện
trí thông minh sang phát triển kỹ năng và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ cụ
thể ở con người.
Việc đào tạo âm nhạc có thể dẫn
đến việc cải thiện nhiều kỹ năng khác nhau ở con người, bao gồm cả bộ nhớ và
khả năng nhận thức về không gian. Ngoài ra, các kỹ năng ngôn ngữ như nói, đọc,
viết cũng có những chuyển biến tích cực nhờ vào các khóa học âm nhạc
Phản ứng của não
Một nghiên cứu vừa được công bố
trên Proceedings of the National Academy of Sciences đã đánh giá sự phát triển
thần kinh ở tuổi vị thành niên và tác động của các hình thức kinh nghiệm nhất
định, chẳng hạn như việc đào tạo âm nhạc
Phương
pháp "Neuro-physiological" đã được áp dụng để đo lường phản ứng dưới
vỏ não của hai nhóm sinh viên khi họ có một bài phát biểu tại một trường trung
học ở Chicago. Trong hai nhóm này, một nhóm đã tham gia vào một chương trình
đào tạo âm nhạc và một nhóm tham gia vào chương trình Junior Reserve Officer
Training Corps. Hai chương trình đào tạo này là một phần nội dung giảng dạy của
trường Đại học Northwestern, nơi nghiên cứu này được tiến hành.
Kết quả cho thấy việc đào tạo
âm nhạc dẫn đến sự cải thiện một loạt các kỹ năng khác nhau, bao gồm cả bộ nhớ
và khả năng học các môn học cần sự lĩnh hội về khái niệm không gian. Ngoài ra,
các kỹ năng ngôn ngữ như nói, đọc của nhóm sinh viên được học nhạc cũng tốt hơn
trước đó khá nhiều.
Phương pháp này cho phép
Tierney (người đứng đầu chương trình nghiên cứu) và các đồng nghiệp của mình
đánh giá cách bộ não "mã hóa ngôn ngữ" trước và sau 3 năm tham gia
vào hai chương trình đào tạo trên. Kỹ năng ngôn ngữ được đánh giá bằng cách sử
dụng một nhiệm vụ nhận thức ngữ âm trong đó bao gồm việc yêu cầu các thanh niên
phải lập lại danh sách các chữ số hoặc từ ngữ không phải là tiếng Anh và một
nhiệm vụ đọc tên các chữ cái hoặc số một cách nhanh chóng…
Ở tuổi vị thành niên não chưa
phát triển đầy đủ và các khu vực cụ thể trên não cũng chưa hoàn thiện nên việc
chọn lứa tuổi này để nghiên cứu sẽ cho ra nhiều kết quả bất ngờ và thú vị. Kết
quả cho thấy cả hai nhóm đều có những tiến bộ về mặt ngôn ngữ nhưng nhóm được
đào tạo nhạc lại suất sắc hơn trong vấn đề nhận thức về ngữ âm.
Các phương pháp được sử dụng
cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi mức độ phát triển thần kinh của những
người tình nguyện. Sau đó, họ sẽ đánh giá các tác động cụ thể của hai khóa học
lên việc phát triển các kỹ năng của hai nhóm sinh viên.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát
sự phát triển bình thường của não ở độ tuổi này thông qua hai nhóm tham gia.
Tuy nhiên, vùng não chịu trách nhiệm xử lí thính giác của những người tham gia
khóa đào tạo âm nhạc trong thời gian này tương đối phát triển hơn so với nhóm
còn lại. Nhóm được học nhạc cũng có sự trưởng thành vỏ não nhanh hơn. Do đó,
nghiên cứu cho thấy âm nhạc có tác dụng kích thích sự phát triển của vỏ não và
điều này mang lại nhiều lợi ích cho kỹ năng đọc và viết ở con người.
Âm nhạc và ngôn ngữ
Khả năng hoạt động âm nhạc như
là một sân tập cho các kỹ năng ngôn ngữ và điều này mở ra khả năng cải thiện
khả năng ngôn ngữ của trẻ em toàn thế giới nếu được áp dụng vào trường học.
Việc cho thanh thiếu niên học tập âm nhạc có thể thúc đẩy sự trưởng thành bộ
não của họ.
Lợi
ích của âm nhạc có thể được ứng dụng rộng rãi hơn, chẳng hạn như hỗ trợ cho
việc học ngôn ngữ thứ hai của con người. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng ở hai bài
kiểm tra ghi nhớ âm và phát âm nhanh thì không có sự khác biệt đáng kể nào giữa
hai nhóm thử nghiệm. Điều này có nghĩa là mặc dù âm nhạc có khả năng giúp phát triển một số kỹ
năng ngôn ngữ nhưng không phải là tất cả các kỹ năng.
Tham khảo: iflscience
0 nhận xét:
Đăng nhận xét