Âm
nhạc luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Dù bạn học tập,
làm việc, đọc sách, hay thư giãn, âm nhạc vẫn hiện diện. Nhiều phụ huynh thậm
chí còn cho con nghe nhạc từ nhỏ để kích thích trí thông minh. Tại sao âm nhạc
lại quan trọng đến vậy? Nó mang lại lợi ích gì? Có thật sự kích thích óc sáng
tạo hay trí thông minh như người ta vẫn thường nói không?... Hãy cùng tìm hiểu
những khía cạnh của âm nhạc để tìm ra những lợi ích thật sự mà nó mang lại cho
người chơi nhé!
Tăng
cường trí nhớ
Nghiên
cứu đã cho thấy rằng việc nghe nhạc hay chơi nhạc cụ đều kích thích não bộ và
có khả năng làm tăng trí nhớ của bạn. Một nghiên cứu được thực hiện gồm 22 đứa
trẻ khoảng 3 – 4.5 tuổi được học hát và học đàn, 1 nhóm khác gồm 15 đứa trẻ
không học nhạc. Cả 2 nhóm đều tham gia chung những hoạt động của trường mầm
non. Kết quả là những bé được học đàn mỗi tuần được cải thiện những kỹ năng về
không gian-thời gian (spatial-temporal skills) hơn 34% so với những bé khác.
Không chỉ vậy, các nhà nguyên cứu cũng cho biết rằng hiệu quả ấy sẽ được duy
trì trong thời gian dài.
Theo
một bài viết trên tạp chí trực tuyến The Telegraph, “Nghiên cứu mới cho thấy
việc chơi nhạc thường xuyên sẽ thay đổi hình dạng và sức mạnh của não bộ và có
thể được sử dụng để điều trị cải thiện kỹ năng nhận thức.” Tiếp theo đó là
những bằng chứng về chuyện các nghệ sỹ có não bộ khác nhau cả về tổ chức lẫn
hoạt động. Nếu bạn học chơi nhạc cụ, các bộ phận của não bộ điều khiển kỹ năng
vận động (sử dụng tay chân, chạy nhảy, bơi lội, thăng bằng,…), thính giác, lưu
trữ thông tin âm thanh, và trí nhớ sẽ dần phát triển và trở nên năng động hơn.
Những kết quả khác cho thấy việc chơi nhạc có thể giúp tăng chỉ số IQ lên tới 7
điểm.
Quản
lý thời gian và kỹ năng tổ chức
Học
chơi nhạc cụ đòi hỏi bạn phải thật sự biết cách tổ chức và quản lý thời gian
một cách thông mình. Một nhạc công giỏi sẽ biết chất lượng luôn quan trọng hơn
số lượng, cụ thể là với thời gian tập luyện. Để người chơi nhạc tiến bộ nhanh
hơn, họ phải biết tổ chức thời gian và lường trước những thử thách, từ đó biết
sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất.
Tăng
kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ
năng làm việc nhóm là một khía cạnh rất quan trọng của sự thành công trong cuộc
sống. Học nhạc yêu cầu bạn phải làm việc với những người khác. Trong việc thiết
lập ban nhạc hay dàn nhạc, bạn phải biết cách hợp tác với những người xung
quanh. Thêm vào đó, để chơi nhạc được hay, mỗi thành viên trong ban nhạc phải
học cách lắng nghe và làm việc cùng nhau. Kỹ
năng làm việc nhóm vô cùng cần thiết khi bạn tham gia vào ban nhạc.
Dạy
bạn sự kiên trì
Học
nhạc cần rất nhiều thời gian và công sức, đồng nghĩa với việc nó sẽ dạy cho bạn
cả sự kiên trì và nhẫn nại. Hầu hết mọi người đều không thể chơi một bản nhạc
thật hoàn hảo ngay lần đầu tiên. Sự thật là phần lớn các nhạc công phải làm
việc trên những phân đoạn khác nhau nhiều lần trước khi họ có thể chơi cả bài
thật hoàn chỉnh.
Nâng
cao khả năng phối hợp
Nghệ
thuật của việc chơi nhạc là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và mắt. Bằng việc
đọc nốt nhạc trên giấy, não bộ của bạn trong tiềm thức phải chuyển hóa nốt nhạc
đó thành các hành động cụ thể trong lúc thêm vào hơi thở và nhịp điệu cho ca
khúc.
Đọc
nốt, hiểu nốt, chuyển hóa xuống ngón tay là kỹ năng cơ bản khi học nhạc cụ.
Khả
năng toán học trở nên tốt hơn
Đọc
nhạc yêu cầu vệc đếm nốt nhạc và nhịp điệu, điều này có thể giúp phát triển kỹ
năng làm toán của bạn. Bên cạnh đó, nhạc lý bao gồm rất nhiều khía cạnh toán
học. Các nghiên cứu đã cho thấy những người chơi nhạc hoặc học các môn nghệ
thuật thường giỏi toán và đạt được điểm số cao hơn bạn bè trong trường.
Cải
thiện kỹ năng đọc hiểu
Theo
một nghiên cứu được phát hành trên báo Tâm lý học âm nhạc (Psychology
of Music), “Trẻ em được tiếp xúc với một chương trình học nhạc nhiều năm
đào tạo những kỹ năng về nhịp điệu, âm điệu và luyện tập phức tạp cho thấy sự
vượt trội trong khả năng đọc hiểu so với bạn bè đồng trang lứa không học nhạc.”
Thật
không quá bất ngờ khi nghe kết quả như thế bởi âm nhạc có liên quan đến việc
đọc hiểu liên tục. Khi đọc những nốt nhạc trắng đen trên trang giấy, bạn phải
nhận diện được nốt nhạc đó và chuyển hóa nó thành vị trí ngón tay. Cùng lúc đó,
bạn phải chú ý đến nhịp phách của các nốt nhạc được sắp xếp thế nào để thực
hành một cách chính xác.
Nâng
cao trách nhiệm
Chơi
một loại nhạc cụ, bạn phải có trách nhiệm với nó. Việc bảo dưỡng và chăm sóc
rất quan trọng để đảm bảo cho nhạc cụ luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Mỗi
nhạc cụ có cách chăm sóc khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều cần vệ sinh sạch
sẽ. Ngoài ra, có nhiều việc khác mà bạn cũng cần phải bỏ trách nhiệm vào, chẳng
hạn như lịch tập, lịch diễn và luyện tập một cách nghiêm túc.
Đưa
bạn đến với lịch sử văn hóa
Thông
thường âm nhạc phản ánh thời gian và hoàn cảnh nó ra đời. Điều đó cũng cho thấy
vì sao có nhiều thể loại nhạc như cổ điển, dân ca, nhạc trẻ,... mà bạn có thể
học. Âm nhạc là lịch sử, mỗi bản nhạc đều có nền tảng và cốt truyện riêng có
thể đưa bạn đến những nền văn hóa vượt ngoài mong đợi của mình.
Mài
dũa sự tập trung
Học
nhạc yêu cầu bạn phải tập trung vào những thứ như cao độ, nhịp phách, tốc độ,
trường độ, và cả chất lượng âm thanh. Chơi nhạc trong nhóm còn yêu cầu sự tập
trung cao hơn thế nữa bởi bạn phải học cách không chỉ nghe mình chơi gì, mà còn
phải nghe cả những phân đoạn khác để có thể hòa quyện với cả nhóm.
Thúc
đẩy sự giãi bày và giải tỏa căng thẳng
“Nhạc
cụ của tui mà, tui chơi gì chả được”! Đúng vậy. Một khi đã giỏi thì bạn thích
chơi gì thì bạn chơi thôi. Âm nhạc là nghệ thuật – họa sĩ có thể vẽ nên cảm
xúc, thì nhạc công có thể giãi bày bằng nhạc. Điều này được chứng minh là một
cách giải tỏa căng thỏa và và một liệu pháp tuyệt vời. Sự thật là liệu pháp âm
nhạc rất hiệu quả trong việc điều trị trẻ em và trẻ vị thành niên bị tự kỷ,
trầm cảm, và các loại rối loạn khác.
Âm
nhạc là liều thuốc hữu hiệu giải tỏa căng thẳng.
Mang
đến cảm giác chiến thắng
Vượt
qua những thử thách âm nhạc mà bản thân bạn nghĩ chẳng bao giờ mình có thể làm
được sẽ mang đến một niềm tự hào cá nhân rất tuyệt vời. Khi bạn mới học nhạc,
việc chơi đúng nhịp hay nhuần nhuyễn một phân đoạn khó đã thấy quá “vi diệu”.
Cứ tiếp tục tập luyện và tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn, tạo ra những âm thanh
không chỉ mình mà người khác cũng thấy hay, đã là một trải nghiệm thú vị.
Đẩy
mạnh kỹ năng xã hội
Chơi
nhạc là một trong những cách rất tốt để nâng cao kỹ năng xã hội. Khi bạn gia
nhập một ban nhạc hay dàn nhạc, sẽ có rất nhiều lần bạn cảm thấy đây chính là
gia đình mình. Đâu quá khó để có những mối quan hệ bạn bè lâu dài qua những
hoạt động âm nhạc, phài không?
Tăng
khả năng nghe
Rõ
ràng là thế, âm nhạc yêu cầu bạn phải lắng nghệ thật kỹ mọi thứ xung quanh. Bạn
phải học cách lắng nghe khi nào mình chơi sai để tìm cách sửa chữa. Muốn lên
dây đàn, bạn cũng phải lắng nghe xem những nốt bạn đang chơi có đúng cao độ
chưa,… Và còn rất nhiều ví dụ khác mà mTrend không thể kể hết ở đây, nhưng đảm
bảo với bạn là học nhạc sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe đấy.
Dạy
bạn kỷ luật
Như
mTrend đã đề cập, chơi nhạc không hề dễ dàng. Một trong những tố chất mà nghệ
sỹ cần có là sự kỷ luật. Luyện tập thường xuyên và tập trung vào những đoạn
nhạc khó đòi hỏi sự kỷ luật. Những nhạc công giỏi trên thế giới đều là những
bậc thầy của sự kỷ luật, và đó cũng là lý do vì sao họ thành công với chính
nhạc cụ của mình.
Nâng
cao kỹ năng trình diễn và giảm bớt nỗi sợ sân khấu
Một
trong những mục tiêu của việc tập nhạc rất nhiều là để trình diễn cho người
khác. Càng trình diễn, nỗi sợ sân khấu của bạn sẽ giảm bớt. Chơi trong ban nhạc
hay dàn nhạc giao hưởng cũng giúp giảm bớt nỗi sợ sân khấu bởi bạn không chỉ có
một mình. Cùng với đó, việc chuẩn bị và biết bản thân mình sẽ chơi phân đoạn
nào sẽ khiến việc trình diễn trước mọi người trở nên dễ dàng hơn.
Mang
đến hạnh phúc cho cuộc sống của bạn và những người xung quanh
Chơi
nhạc rất vui. Không chỉ vui bởi bạn có thể làm điều mình thích, mà còn vui bởi
những tiếng vỗ tay và lời tán dương mà mọi người dành cho bạn. Hãy thử tình
nguyện chơi nhạc ở khu bạn sống, bạn sẽ thấy được sự thích thú khi mọi người
xem bạn chơi, mà bản thân bạn cũng thấy rất vinh dự nữa chứ.
Âm
nhạc mang đến niềm vui cho mọi người.
Kết: Bạn thấy đấy,
chơi nhạc có rất nhiều lợi ích lớn lao hy vọng nó sẽ tạo cho bạn thật nhiều động
lực để tập luyện và trân trọng âm nhạc. Mỗi khi gặp khó khăn trên con đường âm
nhạc, hãy nghĩ đến kết quả cuối cùng mà bạn sẽ đạt được và luôn nhắc bản thân
nhớ về lý do vì sao bạn yêu thích việc chơi nhạc đến vậy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét