Nhạc sỹ, giảng viên Học
viện Âm nhạc Quốc gia và là bố của một cậu nhóc tinh nghịch chia sẻ 5 điều bố
mẹ cần làm để giúp con hào hứng với những lớp học nhạc
Việc
học âm nhạc mang lại tác động tích cực đến tâm hồn và tình cảm của mỗi bé. Thế
nhưng không phải trẻ nào ngay từ đầu cũng và đã thích học âm nhạc ngay, thậm
chí có những bé còn không chịu đến lớp học nhạc.
Học
âm nhạc là một quá trình lâu dài và kiên trì, bên cạnh sự ham thích và mong
muốn. Vậy để khuyến khích con, bố mẹ cần chuẩn bị một chút kiến thức và kinh
nghiệm trước khi cho con mình bắt đầu làm quen với thế giới âm nhạc rộng mở và
đầy sáng tạo.
1.
Chọn lứa tuổi để con bắt đầu học nhạc
Tốt
nhất từ sau bốn tuổi. Thực tế trẻ có thể làm quen và mò mẫm nghịch đàn từ sớm
hơn, nhưng để trẻ có thể đủ cứng cáp, các ngón tay bắt đầu cầm nắm và bấm được
phím, có thể ngồi trước cây đàn và thích nó trong một khoảng thời gian ngắn,
thì từ bốn tuổi trở lên là tốt nhất. Từ tuổi này trở đi, trẻ bắt đầu chủ động
tìm hiểu thế giới xung quanh mình, biết kết bạn và bộc lộ dần năng khiếu.
Mẹ
có thể chọn lớp nhạc cùng lứa tuổi cho con, cùng học và chơi với con, cùng con
chơi với các bạn cùng lứa xen giữa giờ học nhạc ở lớp, đó là cách tốt nhất để
con vui thích và yêu lớp học, yêu nhạc một cách tự nhiên.
2.
Chọn đàn phù hợp cho con
Trẻ
bốn hoặc năm tuổi hầu như chưa tự chọn nhạc cụ cho mình, bố mẹ sẽ tự quyết định
cho con học nhạc nào phù hợp nhất.
Thông
thường và phổ biến nhất ở lứa tuổi này là đàn piano, hoặc keyboards (ta quen
gọi là đàn Organ điện tử), gần đây có thêm cây đàn piano điện với ưu điểm bàn
phím nhẹ hơn và giá rẻ hơn nhiều so với đàn piano truyền thống.
Từ năm
tuổi trở lên trẻ có thể học violin (vĩ cầm) hoặc từ bảy tuổi có thể học đàn
guitar, là những nhạc cụ phổ thông và thuận tiện nhất cho trẻ bắt đầu học đàn
và âm nhạc. Vậy bạn có thể cho trẻ bốn tuổi bắt đầu với cây đàn piano tại những
trung tâm âm nhạc uy tín dành cho trẻ em, bởi hầu hết trẻ lứa tuổi này đều làm
quen và học được với cây đàn piano.
3.
Cho con nghe nhạc ở nhà những khi rảnh rỗi
Bạn
có thể cho trẻ nghe nhạc từ rất sớm. Các nghiên cứu của chương trình giáo dục
sớm theo phương pháp Glenn Doman cho thấy rằng trẻ sơ sinh ghi nhớ và sau này
sẽ thích những đoạn nhạc mà chúng đã nghe khi còn ở trong bụng mẹ. Điều này
cũng được duy trì trong những năm đầu tiên bé mới chào đời.
Do
đó, mẹ nên cho bé sơ sinh nghe lại những bài hát, bản nhạc mình thường nghe
trong giai đoạn mang thai. Bé sẽ cảm nhận được sự quen thuộc của nhịp điệu, cho
đến khi trẻ lên hai hoặc ba tuổi, như những bước chuẩn bị cho con vào với thế
giới âm nhạc sau này.
Ngay
cả khi con bước vào lớp học nhạc, thì thời gian nghe nhạc ở nhà với bố mẹ luôn
cần thiết và quan trọng, vừa đối với bé được sống trong không gian âm nhạc hàng
ngày, vừa tạo được thói quen âm nhạc tự nhiên cho trẻ. Từ đó trẻ thấy thoải mái
và thân thiện hơn khi tập đàn và học nhạc ở lớp, từ đó trẻ yêu cây đàn, muốn đến
lớp học và vui cùng bạn bè ở đó.
4.
Bố mẹ cùng học đàn với con
Khi
trẻ học đàn piano đặc biệt đối với những bé còn ít tuổi thì sự theo dõi và hỗ
trợ tích cực từ phía bố mẹ là rất quan trọng. Ngoài giờ học tại trường
nhạc cùng giáo viên, việc tập luyện tại nhà mới quyết định bé học tốt
hay không và đóng một vai trò rất quan trọng.
Bố
mẹ đừng bao giờ gởi gắm 100% vào giáo viên, bởi thực tế ở lớp mỗi buổi bé chỉ
học khoảng 45 phút và trung bình một buổi mỗi tuần, nên việc sắp xếp lịch tập
luyện hằng ngày sẽ giúp bé đạt hiệu quả học tập cao nhất và nhanh chóng.
Bố
mẹ nên tạo cho bé một khung giờ tập nhất định cụ thể để tạo thói quen cho bé.
Đối với những bé mới theo học, việc tập luyện piano cần được rèn luyện tính tập
trung từ từ. Vì thế, thời gian tập luyện tại nhà nên bắt đầu khoảng 15 – 20
phút mỗi ngày và tăng dần thời gian lên khoảng 30 phút tùy theo cấp độ học và
lứa tuổi của trẻ. Một chế độ tập luyện đều đặn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất
nhiều so với việc dồn ép, đặc biệt đối với bé mới học piano.
5.
Tạo sân chơi âm nhạc cho con
Bố
mẹ cũng nên tạo một sân chơi âm nhạc tại nhà cho bé để kích thích trẻ tập
luyện. Một số hoạt động bố mẹ có thể tổ chức như tạo một sân khấu cho bé biểu
diễn định kỳ có phần thưởng, cho trẻ làm giáo viên và dạy lại cho bố mẹ, nhờ
trẻ tập và đàn bản nhạc mà bố mẹ yêu thích…
Những
hoạt động trên sẽ giúp trẻ ôn lại kiến thức đã học và giúp bố mẹ nắm được sự
tiến triển của con như thế nào theo thời gian. Ngoài ra, còn phát triển khả
năng tự tin biểu diễn từ đó trẻ sẽ mạnh dạn để tham gia vào những sân chơi
biểu diễn lớn hơn cùng các bạn và việc học piano của trẻ đạt
hiệu quả cao hơn.
Âm
nhạc là một thế giới rộng mở và sáng tạo, mà trước hết bố mẹ cần hiểu biết và
yêu âm nhạc đủ để truyền cảm hứng tới các con mình. Hiểu rõ từng lứa tuổi của
con, chọn đúng đàn và lớp cho con học nhạc, cùng học và vui chơi với con, chính
là những bước đi chắc chắn và toàn diện để con bắt đầu với âm nhạc, yêu nhạc và
phát triển một tâm hồn phong phú sau này.
Sưu tầm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét