Chắc
hẳn chúng ta ai cũng đều hiểu rất rõ tác dụng và vai trò của âm nhạc đối với
cuộc sống, đặc biệt là cảm thụ âm nhạc đối với trẻ nhỏ. Ngay từ khi còn trong
bào thai, các nhà khoa học đã khuyên các bà mẹ nên cho trẻ nghe những bản nhạc
nhẹ nhàng, những khúc nhạc giao hưởng du dương, những giai điệu Ba rốc
(baroque) sâu lắng, lãng mạn…
Cảm
thụ âm nhạc với sự phát triển của trẻ
Khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi lên 2, lên 3
là lúc trẻ bước vào một thế giới rộng lớn với hàng vạn câu hỏi “Vì sao?”, trẻ
luôn muốn tìm hiểu, khám phá tất cả mọi thứ xung quanh mình.
Lúc này, các nét tính cách của trẻ bắt đầu hình thành, và nếu được định hướng tốt thì trẻ sẽ lớn lên với một nhân cách tốt.
Lúc này, các nét tính cách của trẻ bắt đầu hình thành, và nếu được định hướng tốt thì trẻ sẽ lớn lên với một nhân cách tốt.
Ở mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có những loại trí
thông minh khác nhau, Âm nhạc có thể tác động và kích thích cho các loại trí
thông minh ấy phát triển đồng đều. Trẻ được nghe nhạc từ sớm sẽ giúp hoạt bát,
thông minh và sáng tạo hơn, tư duy nhạy bén và có một đời sống nội tâm phong
phú hơn.
Lợi ích cảm thụ âm nhạc mang lại cho các bé
Cảm thụ âm nhạc kích thích trí sáng tạo.
Thông qua hoạt động nghe các giai điệu có lời,
không lời sẽ giúp cho trẻ tưởng tượng ra thế giới xung quanh đầy màu sắc. Trẻ
có thể mô tả các hình tượng thông qua các động tác hình thể, qua điệu bộ cử
chỉ, hay biểu cảm trên khuôn của mình. Qua đó trẻ sẽ thỏa sức sáng tác các giai
điệu để nói lên những rung cảm của bản thân trước các sự vật, hiện tượng xung
quanh mà trẻ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó sẽ kích thích trí sáng
tạo của các bé một cách tối đa.
Cảm thụ âm nhạc tăng khả năng ngôn ngữ
Khoa học đã chứng minh trẻ biết hát trước khi
biết nói, thông qua những bài luyện tập về ngữ âm (nguyên âm, phụ âm) theo giai
điệu khi còn nhỏ giúp trẻ phát âm chuẩn chính xác. Khi lớn dần lên trẻ sẽ rèn
luyện được về khả năng ngôn ngữ thông qua hoạt động đánh giá, nhận xét.
Tăng khả năng đánh giá, nhận xét
Được thể hiện qua việc trẻ biết lắng nghe,
quan sát và đưa ý kiến cá nhân khi nghe một tác phẩm trong mỗi tiết học cảm thụ
âm nhạc ra trước mọi người.

Cảm thụ âm nhạc đối với kĩ năng vận động, thể chất
Thông qua hoạt động vận động theo nhạc, vận
động cùng các dụng cụ hỗ trợ. Với các vận động nhỏ riêng lẻ từng bộ phận trên
cơ thể và vận động toàn thân có sự kết hợp của tất cả các bộ phận. Trẻ được
phát triển về hệ cơ, xương. Hoạt động chơi ngón tay giúp trẻ phát triển về cảm
nhận xúc giác và chuẩn bị tốt nhất để có thể chơi các nhạc cụ sử dụng tay ở bậc
học cao hơn.
Khả năng biểu lộ tình cảm, cảm xúc
Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn
tả tâm tư, tình cảm của con người. Vì thế khi đến với Cảm thụ Âm nhạc trẻ
sẽ được rèn luyện cách biểu lộ mọi cung bậc của cảm xúc, tình cảm: khi vui, khi
buồn, khi háo hức, khi bất ngờ…một cách linh hoạt thông qua tính chất của các
giai điệu âm nhạc.

Cảm thụ âm nhạc dạy trẻ các kĩ năng giao tiếp, kết nối
Ở lứa tuổi 18 tháng đến 6 tuổi, tất cả các giờ
học Cảm thụ Âm nhạc đều là giờ học nhóm. Trong giờ học trẻ được chia
sẻ ý kiến cá nhân về mọi thứ trẻ cảm nhận được với bạn bè, thầy cô và ý kiến
của trẻ được công nhận Vì thế trẻ cảm thấy tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Và trong
những giờ học cảm thụ âm nhạc, trẻ được cùng nhau chơi trong 1 bài hòa
tấu, cùng hát trong 1 bài hát sẽ dạy trẻ cách biết lắng nghe, kết nối với
bạn bè nhiều hơn.
Cảm thụ âm nhạc bổ trợ các kiến thức về tự nhiên – xã hội
Học cảm thụ Âm nhạc không chỉ đơn thuần là học các kiến
thức âm nhạc mà trong đó có sự tích hợp của các môn nghệ thuật như: hội họa,
múa, kiến thức tự nhiên xã hội, toán học, văn học…Vì vậy trẻ không những được
học kiến thức âm nhạc mà còn được làm quen với các kiến thức của môn học khác
thông qua âm nhạc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét